Với hỗ trợ đắc lực từ TeeChip trong việc triển khai Google Shopping, việc của bạn chỉ là tập trung bán hàng. Tuy nhiên, nếu sử dụng Google Shopping cùng TeeChip, bạn sẽ muốn hiểu chi tiết về cách chúng tôi tích hợp dữ liệu, giúp bạn tận dụng tối đa kênh quảng cáo này.
Cách tạo Nguồn Cấp Dữ Liệu (Feeds)
Sau đây là một số điều bạn cần biết về Google Shopping và cách TeeChip tạo nguồn cấp dữ liệu:
- Google quy định một sản phẩm là: tên chiến dịch + loại sản phẩm + kích cỡ + màu sắc (campaign name + product type + size + color)
- Giới hạn cho danh sách nguồn cấp dữ liệu mặc định của Google là 150,000 sản phẩm
- Đầu tiên TeeChip sẽ lấp đầy nguồn cấp dữ liệu với “Những Chiến Dịch Bán Chạy Nhất” (Top Selling Campaigns) trong vòng 6 tháng trở lại đây.
- Nếu vẫn còn chỗ trống trong nguồn cấp dữ liệu, chúng tôi sẽ thêm vào “Những Sản Phẩm Được Xem Nhiều Nhất” (Top Viewed Products).
- Tất cả tổ hợp thông tin về sản phẩm, kích cỡ và màu sắc sẽ được bao gồm nếu chiến dịch của bạn đạt những điều kiện kể trên cho “Những Chiến Dịch Bán Chạy Nhất” và “Những Sản Phẩm Được Xem Nhiều Nhất”.
Tiêu đề sản phẩm (Product Titles)
Trên Google Shopping, tiêu đề sản phẩm cực kỳ quan trọng. Google sử dụng những tiêu đề này để xác định sản phẩm nào sẽ phục vụ “mục đích tìm kiếm”.
Tiêu đề sản phẩm (Product Titles)
- Khi tạo nguồn cấp dữ liệu, TeeChip sẽ tự động thêm loại sản phẩm + màu sắc + kích cỡ (productType + color + size) vào tên sản phẩm.
- Điều duy nhất bạn cần lo là đặt tên cho mỗi chiến dịch thật tốt
- Hãy đảm bảo tên chiến dịch của bạn có thể dùng được với tất cả loại sản phẩm nha!
- Nếu chiến dịch của bạn không hiển thị, hãy kiểm tra lại tên chiến dịch và thử viết lại chúng theo hướng mô tả rõ hơn. Đừng ngại sử dụng từ đồng nghĩa nhé!
- Ví dụ: “ Cute Dog”
- Từ đồng nghĩa với Cute: Adorable, Sweet, Lovely, Darling, Loveable
- Từ đồng nghĩa với Dog: Puppy, Canine, K-9, Pup, Pooch, Hound
- Lời khuyên: Đừng quên xem xét tất cả những loại sản phẩm trong chiến dịch của bạn trước khi viết lại tiêu đề! Bạn sẽ không muốn viết một chiến dịch cho mug trong khi phone case mới là sản phẩm bán chạy nhất đâu!
- Nếu bạn viết lại tên chiến dịch, Google Shopping thường sẽ mất khoảng 48 giờ để cập nhật dữ liệu.
Quốc gia bán (Country of Sale)
Cấu hình Google Shopping của TeeChip chỉ được thiết lập để bán ở Mỹ. Lý do là: Google coi 1 sản phẩm được bán ở 2 quốc gia là 2 sản phẩm. Quan điểm này một phần là vì cách họ hiển thị sản phẩm còn bao gồm thuế và thời gian vận chuyển hàng – những thứ cần được cài đặt tùy theo mỗi quốc gia.
Rất dễ thấy rằng, thiết lập nhiều Quốc Gia Bán sẽ nhanh chóng chiếm hết số chỗ giới hạn trên nguồn cấp dữ liệu quý giá của bạn.
Chúng tôi đang đánh giá tiềm năng nếu có thêm quốc gia để bán hàng. Hiện tại thì hãy gắn bó với quốc gia lớn nhất trên Google Shopping: Hoa Kỳ.
Thuộc tính sản phẩm (Product Attributes)
Bạn có thể tận dụng các thuộc tính sản phẩm để xây dựng các nhóm sản phẩm (product groups) hoặc phân tích dữ liệu. Dưới đây là một số thuộc tính sản phẩm hữu dụng bạn nên biết:
- Product Type: Nhóm sản phẩm theo loại sản phẩm của TeeChip. Ví dụ: phone case cho iPhone 7, Premium Fit Mens Tee, hoặc Hoodie
- Custom Label 0: Nhóm sản phẩm theo custom tag L1
- Custom Label 1: Nhóm sản phẩm theo custom tag L2
- Custom Label 2: Nhóm sản phẩm theo custom tag L3
- Custom Label 3: Nhóm sản phẩm theo storefront
Cách tạo nhóm sản phẩm (product groups) trên Google Shopping
Nếu có bất kì câu hỏi nào về cách TeeChip thiết lập dữ liệu cho Google Shopping, đừng ngại ngần cho chúng tôi biết nha. Và nếu bạn có góp ý gì giúp quy trình này thêm hữu ích và giá trị thì chúng tôi rất sẵn lòng lắng nghe những ý tưởng từ bạn.
Xem ngay những bài viết khác về Google Shopping:
Phần I: Google Shopping và TeeChip